Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 - 0901365679 - 0981472323
Tôi vừa nhận được câu hỏi của một chị Tuyền (Sài Gòn), chị hỏi không biết hết mùa mưa đến mùa xuân thì nấm bệnh có đỡ hơn không? Sau vài năm trồng cây hoa hồng, tôi để ý thấy, mỗi mùa, mỗi thời điểm trong năm, cây có đối tượng gây hại khác nhau.
Bài viết được soạn theo kinh nghiệm cá nhân khi trồng ở Sa Đéc, và vườn trồng hồng với số lượng nhiều (nhất là các nơi trồng hoa hồng hơn 1 năm, nguồn bệnh tìm ẩn nhiều dần), còn trồng vài chục chậu trở xuống thì áp lực nấm bệnh và côn trùng gây hại đỡ hơn rất nhiều. Nếu có thông tin nào chưa đúng hoặc cần bổ sung, xin anh chị góp ở phần bình luận bên dưới. Xin chân thành cám ơn!

Thông tin bên dưới chỉ dùng để tham khảo, hiểu được tại sao cây mình lại bệnh, côn trùng gây hại nhiều quá để không ngạc nhiên trong quá trình chăm sóc cây hồng. Nếu cố gắng dùng quá nhiều loại thuốc để phòng trị triệt để, giúp cây đẹp hoàn hảo RẤT RẤT khó và mất đi niềm vui khi chơi cây. Đôi lúc, lặt lá vàng, cắt tỉa cành bệnh cũng là 1 niềm vui khi chơi cây!
1. Từ tháng 2-5 hàng năm
Về côn trùng gây hại:
+ Bọ trĩ: Sau tết Âm Lịch hàng năm, trời bắt đầu khô, nóng lên dữ dội. Ở thời điểm từ tháng 2-5 thì bọ trĩ gây hại rất nặng trong năm cho cây hoa hồng.
- Con bọ trĩ gây hại hoa hồng nó trông thế nào?
- Dấu hiệu nhận biết bọ trĩ hại hoa hồng
- Mẹo diệt trừ hiệu quả bọ trĩ gây hại cho cây hoa hồng
+ Nhện đỏ: gây hại ở mức nhẹ đến vừa phải.
Về nấm bệnh:
+ Bệnh đốm đen (black spot): gây hại ở mức vừa phải.
- Thư viện ảnh lá hồng bị bệnh đốm đen (Black spot on roses)
- Phòng trị bệnh đốm đen trên hoa hồng (Rose black spot)
+ Bệnh rỉ sắt, nấm hồng: phát triển khá mạnh do thời tiết khô nóng. Đặc biệt bệnh thường phát triển mạnh trên các thân cây trồng hơn 1 năm tuổi, thân già.
2. Từ tháng 5-10 hàng năm
Về côn trùng gây hại:
+ Bọ trĩ: giảm dần do có mưa.
+ Nhện đỏ: gây hại ở mức vừa phải.
Về nấm bệnh:
+ Bệnh đốm đen (black spot): gây hại ở mức vừa phải.
+ Bệnh rỉ sắt, nấm hồng: ít.
+ Bệnh sương mai, đen thân: thời tiết nắng mưa thất thường kết hợp với 1 số đợt sương sớm làm cho cây hồng dễ bị đốm lá và đen thân.
- Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sương mai trên hoa hồng
- Cây hồng bị vàng lá do bệnh sương mai (Downy Mildew)
- Cách điều trị bệnh sương mai làm vàng lá cây hoa hồng
3. Từ tháng 10-12 hàng năm
Về côn trùng gây hại:
+ Bọ trĩ: gây hại ít.
+ Nhện đỏ: phát triển mạnh dần. Thời tiết dần mát mẻ, nhiều mây, gió nhẹ. Đây là, môi trường thuận lợi để nhện đỏ phát triển và gây hại cho hoa hồng.
- Phòng trừ nhện đỏ khi thời tiết lạnh gần đến
- Hướng dẫn diệt nhện đỏ hại hoa hồng (Tetranychus urticae Koch)
- Kinh nghiệm điều trị nhện đỏ hại hoa hồng
Về nấm bệnh:
+ Bệnh đốm đen (black spot): gây hại ở mức vừa phải.
+ Bệnh rỉ sắt, nấm hồng: ít.
+ Bệnh sương mai, đen thân: thời tiết giai đoạn này vẫn còn mưa nhiều, kết hợp với sương mù thì bệnh đốm lá, đen thân phát triển mạnh.
4. Từ tháng 12- tháng 2 năm sau
Về côn trùng gây hại:
+ Bọ trĩ: gây hại ít.
+ Nhện đỏ: cũng giảm bớt. Ít gây hại cho cây hoa hồng.
Về nấm bệnh:
+ Bệnh đốm đen (black spot): gây hại ở mức nhẹ.
+ Bệnh rỉ sắt, nấm hồng: ít.
+ Bệnh sương mai, đen thân: cũng giảm dần.
Kết luận:
Như vậy, khi trồng cây hoa hồng, mỗi mùa đều có loại côn trùng và nấm bệnh gây hại đặc trưng. Đến mùa xuân là thời gian thích hợp nhất để cây hoa hồng phát triển vì thời tiết mát mẻ. Đồng thời, nấm bệnh và côn trùng gây hại cũng không phát triển mạnh trong giai đoạn này! Quả thật, mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, kể cả cây hoa hồng.