Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 - 0901365679 - 0981472323
Cách trồng cây dâm bụt như thế nào? Có thể trả lời một cách đơn giản là: bỏ đại và tưới nước thì cây cũng sống. Vì cây dâm bụt là một loại hoa kiểng có hoa quanh năm rất dễ trồng, hình ảnh của nó đã gắn bó với ta từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay đang có rất nhiều giống hoa dâm bụt mới được trồng ở nước ta từ dâm bụt cánh đơn, dâm bụt cánh kép, màu sắc thì vô cùng đa dạng. Và cũng giống như hoa hồng, mỗi giống dâm bụt sẽ có đặc tính hơi khác nhau tí, có giống dễ trồng, có giống hơi khó trồng hơi xíu. Một số thông tin ở bài viết này hy vọng cung cấp thêm một số thông tin để giúp anh chị trồng được những cây dâm bụt ra hoa rực rỡ hơn.

Nếu cây dâm bụt (朱槿 ) chỉ cần nhận được một sự chăm sóc nhỏ, chúng sẽ thưởng cho chúng ta thật nhiều hoa trong suốt cả năm! Bài viết này mang tính chất hướng dẫn trồng một cách tổng quát. Nếu anh chị dự định trồng cây dâm bụt trong chậu có thể theo dõi thêm bài viết: Cách trồng cây dâm bụt trong chậu
Cách trồng cây dâm bụt
Cách trồng cây dâm bụt như sau: chuẩn bị đất trồng bao gồm tro trấu, sơ dừa, vỏ trấu (tỉ lệ 3:3:1), cho hỗn hợp đất trồng vào chậu có nhiều lỗ thoát nước. Đặt bầu cây dâm bụt vào chậu, lượng giá thể trồng lót đáy sao cho bầu cây thấp hơn miệng chậu khoảng 2-3cm. Làm đầy chậu bằng giá thể. Sau đó, tưới nước để giá thể trồng cố định bầu cây. Kế đến, đặt chậu dâm bụt vị trí ít nắng trong một ngày rồi đem cây ra ngoài trời, mỗi ngày tưới nước 1 lần cho cây. Mỗi tháng bón 1 lần phân tan chậm cho cây dâm bụt.
Nếu như yêu thích về cây dâm bụt, và muốn tìm hiểu thêm về cách trồng cây dâm bụt chi tiết nhất đến tận “chân tơ kẻ tóc” từ vị trí trồng, lượng nắng, tưới nước, bón phân, cắt tỉa…Anh chị có thể tham khảo ở: https://www.hiddenvalleyhibiscus.com/care/index.htm. Trong các tuần tới, tôi sẽ lược dịch lại các bài viết ở trang web này!
Cách trồng cây dâm bụt sau khi mua về, cơ bản có thể làm như trên. Phần giải thích chi tiết hơn về cách trồng và chăm sóc cây dâm bụt tôi xin được đăng ở phần kế tiếp sau đây.
Vị trí trồng cây dâm bụt
Vị trí trồng cây dâm bụt tốt nhất nên là ngoài trời. Đây là một loài cây dương tính. Nó nên được đặt ở nơi có nhiều nắng (tốt nhất là có trên 6 giờ nắng).
Ánh sáng không đủ, nụ hoa rất dễ rụng, hoa co lại.
Tuy nhiên, nhiệt độ 36 ° C thường sẽ khiến hầu hết các nụ hoa rụng. Dâm bụt có thể tồn tại ở nhiệt độ cao tới 46 ° C, miễn là chúng có đủ nước. Khi thời tiết nóng, tốt nhất là duy trì nguồn cung cấp nước ổn định cho cây không bị héo lá, thay vì phải trải qua chu kỳ ẩm ướt / khô.
Xem thêm: Cây dâm bụt bị bạc lá do cháy nắng
Đất trồng cây dâm bụt
Đất được sử dụng để trồng cây bông bụp nên lỏng lẻo, đất cát màu mỡ. Do bộ rễ cây dâm bụt phát triển mạnh, tán lá lớn, nên nhu cầu nước của cây dâm bụt khá cao. Vì vậy trong thành phần giá thể trồng, vật liệu giữ nước như: xơ dừa, tro trấu nên nhiều hơn để tăng độ giữ nước:
Giá thể trồng dâm bụt tham khảo là: tro trấu, sơ dừa, vỏ trấu (tỉ lệ 3:3:1) hoặc đất sạch Tribat, vỏ trấu (tỉ lệ 8:2)
Tưới nước cho cây dâm bụt
Trong thời tiết nóng cây dâm bụt sẽ sử dụng nhiều nước và thích một nguồn cung cấp ổn định của nó. Tránh làm ngập rễ hoặc đặt cây trong một chiếc đĩa đầy nước trong một thời gian dài. Dâm bụt sẽ rụng lá trong thời tiết nóng nếu chúng không có đủ nước.
Cách tưới nước cho cây dâm bụt: Mỗi ngày có thể tưới nước thật đẫm cho cây dâm bụt 1 lần vào buổi sáng. Đến trưa có thể kiểm tra lá cây dâm bụt có bị héo hay không, nếu héo nên tưới thêm nước cho cây dâm bụt.
Anh chị có thể tham khảo thêm bài viết sau để kiểm tra xem cây dâm bụt mình đang trồng bị héo rũ là do đang thiếu nước hay đang dư thừa nước: Cách xử lý cây dâm bụt bị héo
Thay chậu cho cây dâm bụt
Cách thay chậu cho cây dâm bụt: tháo bầu cây ra khỏi chậu cũ, cắt bỏ một phần rễ xơ dày đặc. Trộn tro trấu, sơ dừa, vỏ trấu (tỉ lệ 3:3:1) cho một phần vào chậu mới (chậu mới có đường kính lớn hơn chậu đang trồng từ 7-10cm) rải đều 15-20 hạt phân tan chậm hoặc thêm một ít phân lân lên lớp giá thể trồng này. Phủ thêm lớp giá thể mỏng, rồi đặt bầu cây dâm bụt vào. Làm đầy chậu bằng giá thể trồng mới.
Cắt tỉa cho cây dâm bụt
Tại sao phải cắt tỉa cho cây dâm bụt? Việc cắt tỉa sẽ giúp cây dâm bụt duy trì hình dạng và tạo ra một số lượng lớn hoa. Cắt tỉa kích thích phân nhánh và làm cho một bụi cây dâm bụt “tròn tàn” hơn. Hoa dâm bụt hình thành chồi ở cuối mỗi nhánh. Càng nhiều cành, hoa càng nhiều.
Sau khi cắt tỉa, do lượng cành nhánh đã giảm nên nhu cầu nước và dinh dưỡng cũng ít hơn, cần kiểm soát nước và phân bón một cách thích hợp.
Về việc cắt tỉa cho cây dâm bụt như thế nào? anh chị có thể tham khảo chi tiết ở bài viết: [Bài 2] Cắt tỉa cho cây dâm bụt, [Bài 5] Cách cắt tỉa cây dâm bụt
Bón phân cho cây dâm bụt
Để duy trì một cây dâm bụt khỏe mạnh nở nhiều hoa, bạn phải cho nó “ăn” thông qua việc bón phân. Có thể sử dụng phân hữu cơ như phân dơi, phân trùn quế hoặc các loại phân tan chậm (Phân chì Đài Loan, Phân Osmocote 14-14-14), bón cho cây mỗi tháng 1 lần.
Một lưu ý khi bón phân cho cây dâm bụt: không giống như một số loại hoa kiểng, cây dâm bụt không dung nạp tốt phốt pho (P) và ở liều cao, nó sẽ dần dần làm hỏng cây dâm bụt theo thời gian. Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà người trồng dâm bụt mới là sử dụng phân bón “Superbloom” hoặc “Bloom Booster”. Những sản phẩm này chứa tỷ lệ phốt pho rất cao và rất có hại cho cây dâm bụt.
- Để tìm hiểu chi tiết thêm về cách bón phân cho cây dâm bụt, anh chị có thể tham khảo bài viết: [Bài 10] Bón phân cho cây dâm bụt
- Xem thêm các dấu hiệu nhận biết cây dâm bụt đang thiếu loại dinh dưỡng nào: https://hoakieng.vuonvanloan.com/2020/07/dau-hieu-cay-dam-but-thieu-dinh-duong.html

Có bao nhiêu cách nhân giống cây dâm bụt?
Cây dâm bụt có thể nhân giống 3 phương pháp chính: giâm cành, chiết cành, và ghép cành.
+ Giâm cành dâm bụt: cách trồng hoa dâm bụt bằng cành, anh chị có thể tham khảo ở bài viết https://hoakieng.vuonvanloan.com/2020/05/giam-canh-cay-dam-but-thai.html
+ Chiết cành cây dâm bụt: https://www.youtube.com/watch?v=V6G4dZNZfZo
+ Ghép cành cây dâm bụt: được thực hiện vào mùa xuân và mùa thu. Ghép cành chủ yếu được sử dụng cho các giống dâm bụt khó giâm cành hoặc ra rễ chậm, đặc biệt là các giống dâm bụt cánh kép (màu vàng) có tỷ lệ sống thấp.
Liên kết tham khảo
- https://baike.baidu.com/item/%E6%9C%B1%E6%A7%BF/3273044?fr=aladdin#reference-[4]-181048-wrap
- https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/bat-ngo-voi-cong-dung-cua-la-dam-but-561297